Thực hiện hồi sức tim phổi trong bối cảnh dịch COVID-19

by | April 8, 2020 | BlogVN | 0 comments

Lưu ý: Khi nạn nhân không thở, cần thực hiện hồi sức tim phổi ngay lập tức. Nhưng làm thế nào để thực hiện hồi sức tim phổi một cách an toàn trong thời điểm dịch COVID-19 đang diễn ra? Dưới đây là một vài biện pháp để bạn bảo vệ chính mình và mọi người trong khi vẫn có thể thực hiện quy trình quan trọng này.

Khi nạn nhân không thể thở, thực hiện CPR (hồi sức tim phổi) sẽ giúp nạn nhân có cơ hội sống sot. CPR gồm ép ngực kết hợp với bước hô hấp nhân tạo (hay hồi sức hô hấp), giúp lưu thông lượng ô xi trong máu của nạn nhân – vốn không thể thở được bình thường – đây là giai đoạn quan trọng giúp nạn nhân sống sót. Nếu không thực hiện CPR hiệu quả, thì theo thời gian, cơ hội sống sót của nạn nhân sẽ giảm xuống rất nhiều.

Thực hiện CPR nghĩa là phải tiếp xúc trực tiếp với nạn nhân. Khi thực hiện CPR, bạn không thể nào thực hiện biện pháp giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét để phòng chống lây lan dịch COVID-19 được. Điều này đã đặt ra câu hỏi rằng: làm thế nào để có thể bảo vệ bản thân trước dịch COVID-19 nhưng đồng thời vẫn có thể cứu sống những người khác trong tình thế cấp bách?

Hội đồng Hồi sức Vương quốc Anh đã đưa ra một số khuyến cáo khi thực hiện CPR trong bộ quy tắc sơ/cấp cứu cho cộng đồng tại thời điểm dịch COVID-19 diễn ra.

“Bộ hướng dẫn 2015 của Hội đồng Hồi sức Vương quốc Anh có đề cập “nếu bạn chưa có kinh nghiệm hoặc không thể thực hiện hồi sức tim phổi, hãy thực hiện duy nhất bước ép ngực.

Do nhận thức được rằng có khả năng cao nhạn nhân có thể nhiễm virus COVID-19, Hội đồng Hồi sức Vương quốc Anh đưa ra khuyến cáo như sau: 

  • Theo dõi tình trạng ngừng tim thông qua các dấu hiệu sự sống và các dấu hiệu thở bất thường. Không đặt miệng hay đặt má của bạn gần/sát miệng của nạn nhân để nghe hay kiểm tra thở. Nếu bạn nghi ngờ nạn nhân đã ngừng tim, hãy thực hiện ép ngực cho đến khi được giúp đỡ. 
  • Hãy đảm rằng xe cứu thương sẽ nhanh chóng đến nơi. Nếu nghi ngờ nạn nhân mắc phải COVID-19, hãy báo với bệnh viện khi gọi xe cấp cứu. 
  • Nếu nhận thấy nguy cơ lây nhiễm, nhân viên cứu hộ nên đặt một mảnh vải/khăn lên miệng và mũi nạn nhân và thực hiện ép phổi và sớm khử rung tim cho nạn nhân cho đến khi xe cấp cứu (hoặc đội ngũ y tế được trang bị đầy đủ hơn) đến nơi. Hãy đặt hai tay vào chính giữa ngực và ép thật mạnh và nhanh.
  • Nếu sử dụng máy khử rung tim kịp thời, thì cơ hội sống sót của nạn nhân có thể tăng lên trong khi có thể duy trì nguy cơ lây nhiễm ở mức thấp. 
  • Nếu nhân viên cứu hộ được trang bị thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) (ví dụ mặt nạ PPE3, găng tay sát khuẩn, kính), hãy sử dụng chúng.  
  • Sau khi thực hiện ép ngực để hồi sức tim phổ, nhân viên cứu hộ cần phải rửa sạch tay với xà phòng và nước; có thể sử dụng dung dịch rửa tay chứa cồn để thay thế. Nên làm theo các lời khuyến cáo từ các đường dây nóng về COVID-19. 

Đối với trẻ em 

Chúng ta đều hiểu rằng, ngừng tim ở trẻ em thường không đến từ các vấn đề về tim, mà thường liên quan đến các vấn đề về hô hấp hơn, mở đường thở cho trẻ là điều quan trọng để tăng khả năng sống sót. Tuy nhiên, nếu chưa thuần thục thao tác hồi sức tim phổ cho trẻ em, điều quan trọng cần làm là nhanh chóng đảm bảo rằng trẻ nhận được các phương án xử lý phù hợp trong những tình huống nguy kịch. 

Đối với các tình huống ngừng tim xảy ra ngoài bệnh viện, cần phải gọi xe cấp cứu và kịp thời đưa ra các phương án giải quyết. Nếu trẻ không thở được bình thường hay không có phản ứng, tim sẽ ngừng đập và tình trạng ngừng tim hoàn toàn sẽ diễn ra. Do đó, nếu đang phân vân về phương án giải quyết, hãy lưu ý khuyến cáo này. 

Thường thì bạn sẽ nhận biết được tình trạng ngừng tim xảy ra với trẻ em/trẻ sơ sinh ở ngoài bệnh viện. Thực hiện hồi sức tim phổi đồng nghĩa với việc gia tăng nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cho cả nhân viên cứu hộ lẫn trẻ bị nạn. Tuy nhiên, tỉ lệ tử vong của trẻ sẽ tăng lên nếu chúng ta không có phương án hành động do tình trạng ngừng tim sẽ diễn ra và trẻ sẽ mất mạng.”

Đối với những người có kinh nghiệm, sử dụng mặt nạ bỏ túi với ống thở một chiều sẽ giúp hạn chế rủi ro lây nhiễm trong lúc thực hiện hô hấp nhân tạo. Mặt nạ túi van (BVM) sẽ bảo vệ bạn hiệu quả hơn.

Cần phải chú ý một điều là tại thời điểm này, số ca lây nhiễm rất thấp nếu so với các nước khác – đặc biệt là ở Anh. Thực hiện hồi sức tim phổi cho nạn nhân theo tình huống cụ thể sẽ giúp cứu sống nạn nhân.


Nguồn:

UK Resuscitation Council – taken on 08/04/2020: https://www.resus.org.uk/media/statements/resuscitation-council-uk-statements-on-covid-19-coronavirus-cpr-and-resuscitation/covid-community/

Latest posts

Đảm bảo an toàn khi sử dụng ván chèo đứng SUP!

Đảm bảo an toàn khi sử dụng ván chèo đứng SUP!

Thuyền SUP hay ván chèo đứng trong những năm qua đã dần trở nên phổ biến trên thế giới và cả ở Việt Nam. Ở mọi miền cả nước, ngày càng có nhiều cá nhân và các hội nhóm chơi SUP hơn. Có rất nhiều lợi ích đến từ việc chèo thuyền SUP – đây là hoạt động vận động toàn cơ...

0 Comments