Có hơn 30 loài rắn độc ở Việt Nam, trong số đó có nhiều loại thuộc loại độc nhất trên thế giới. Rắn độc thường xuất hiện ở những nơi có thức ăn do con người thải ra, do những nơi này thu hút các loài gặm nhấm, thức ăn chính của rắn.
Nhận biết
Có 2 vết đâm thủng
Sưng và đỏ quanh khu vực vết thương
Chỗ cắn bị đau
Khó thở
Nôn mửa hoặc buồn nôn
Mờ mắt
Vã mồ hôi
Tê ở mặt và tay chân
Lưu ý: Một số loài rắn độc khi cắn có những biểu hiện riêng của chúng
Điều trị
- Gọi 115 và yêu cầu trợ giúp y tế nhanh nhất có thể
- Ghi lại thời gian bị cắn
- Giữ nạn nhân bình tĩnh và cố định vì di chuyển có thể làm chất độc di chuyển nhanh hơn trong cơ thể
- Đặt nạn nhân vào vị trí để vết cắn bằng hoặc thấp hơn vị trí của tim
- Loại bỏ quần áo bó và trang sức xung quanh vết cắn trong trường hợp bị sưng
- Bỏ giầy nếu cẳng chân hoặc bàn chân bị cắn
- Không cho nạn nhân đi lại, vận chuyển bằng xe
- Làm sạch vết thương, không xả bằng nước
- Bọc vết thương bằng băng khô, sạch
- Chụp lại hình rắn, không cầm hoặc giết.
Mức độ nghiêm trọng phụ thuộc vào vị trí vết cắn, tuổi và sức khoẻ của nạn nhân. Việc gọi cấp cứu đưa nạn nhân tới các cơ sở y tế nhanh nhất có thể là vô cùng quan trọng.
Không
Có rất nhiều kỹ thuật sơ cấp cứu đã lỗi thời, không mang lại hiệu quả, thậm chí nguy hiểm cho nạn nhân:
- Không sử dụng dây nẹp
- Không cắt chỗ bị rắn cắn
- Không cho nước lạnh hoặc đá vào vết cắn
- Không cho nạn nhân dùng thuốc trừ khi có chỉ dẫn của bác sĩ
- Không đặt nạn nhân ở vị trí vết cắn cao hơn vị trí của tim
- Không cố lấy nọc ra bằng miệng
- Không dùng các loại bơm để hút nọc rắn. Thiết bị này từng được khuyên dùng để hút nọc rắn, tuy nhiên ngày nay người ta tin rằng thiết bị này có hại nhiều hơn lợi
0 Comments